1/ GIỚI THIỆU KHOA CƠ ĐIỆN – Ô TÔ
Khoa Cơ Điện – Ô Tô, Trường Cao đẳng Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, được hình thành từ Ban nghề Cơ điện thành lập từ năm 1978. Trước đây, Khoa tổ chức đào tạo 2 ngành Khai thác, sửa chữa thiết bị may công nghiệp và Điện công nghiệp & dân dụng để phục vụ cho các doanh nghiệp may ở các tỉnh phía nam của tập đoàn Dệt May Việt Nam và các địa phương.
Theo chủ trương đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, Khoa tổ chức mở thêm các ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.
Ngoài ra Khoa còn tổ chức các lớp ngắn hạn cho các cá nhân, các chương trình bồi dưỡng, chuyên đề cho cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp về thiết bị may và điện góp phần chuẩn hóa độ ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật.
Đội ngũ giảng viên và nhân viên trong Khoa ngày càng phát triển, đến nay 100% giảng viên có trình độ đại học và sau đại học.
2. TỔ CHỨC NHÂN SỰ KHOA CƠ ĐIỆN – Ô TÔ
– Trưởng khoa: Ths. Nguyễn Ngọc Hiển (Hiệu trưởng)
– Phó trưởng khoa: Ths. Ngô Thanh Nhân
2.1. Bộ môn Điện – Điện tử:
STT |
HỌ VÀ TÊN |
HỌC HÀM/ HỌC VỊ |
CHỨC VỤ/ CHỨC DANH
|
1 |
Ngô Thanh Nhân |
Thạc sĩ |
Phó Trưởng khoa |
2 |
Lữ Thái Hòa |
Thạc sĩ |
Trưởng bộ môn |
3 |
Phạm Ngọc Hải |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
4 |
Trần Thị Tuyết Nhung |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
5 |
Lê Quang Dũng |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
6 |
Lê Đình Quang |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
2.2. Bộ môn Cơ khí – Ô tô:
STT |
HỌ VÀ TÊN |
HỌC HÀM/ HỌC VỊ |
CHỨC VỤ/ CHỨC DANH
|
1 |
Nguyễn Lê Khương Duy |
Thạc sĩ |
Trưởng bộ môn |
2 |
Nhan Hữu Tấn |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
3 |
Nguyễn Tài |
Cử nhân |
Giảng viên |
4 |
Lê Công Cử |
Cử nhân |
Giảng viên |
5 |
Võ Xuân Phúc |
Kỹ sư |
Giảng viên |
6 |
Ninh Cao Thanh Nhi |
Kỹ sư |
Giảng viên |
7 |
Trần Minh Phát |
Kỹ sư |
Giảng viên |
8 |
Lê Hoàng Minh |
Kỹ sư |
Giảng viên |
9 |
Nguyễn Duy Tiến |
Thạc sĩ |
Trưởng phòng Tuyên sinh – CTHSSV
Giảng viên kiêm nhiệm |
10 |
Hồ Đức Ngọc |
Cử nhân |
Phó Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính
Giảng viên kiêm nhiệm |
11 |
Huỳnh Hữu Tâm |
Cử nhân |
Tổ trưởng Tổ Quản trị
Giảng viên kiêm nhiệm |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
- Quản lý giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học thuộc khoa, bộ môn theo phân công của Hiệu trưởng;
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm của nhà trường, bao gồm:
- Xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa, bộ môn mình quản lý hoặc do hiệu trưởng giao.
- Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô đun, tín chỉ liên quan, bảo đảm tính thống nhất giữa các môn học, mô đun, tín chỉ của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo.
- Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của nhà trường; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.
- Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa, bộ môn;
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; ngành, nghề đào tạo và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động thuộc khoa, bộ môn;
- Tổ chức đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong khoa, bộ môn và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của nhà trường;
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo của khoa, bộ môn;
- Đề xuất giải pháp để phát triển khoa, trường;
- Quản lý về chuyên môn và đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ học thuật thuộc khoa;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
* Đề tài nghiên cứu cấp trường đã đưa vào ứng dụng:
- “Mô hình băng tải điều khiển bằng PLC” (ThS. Ngô Thanh Nhân) Ứng dụng vào giảng dạy và học tập môn Lập trình điều khiển PLC cho các hệ Cao đẳng Điện – Điện tử, Cơ điện tử, hệ Cao đẳng nghề Điện công nghiệp.
- “Cải tiến máy đính cúc Juki MB 373 từ cơ sang điện tử” (KS. Trần Trọng Hoàng – chủ trì) Thao tác máy dễ dàng, thay đổi số mũi nhanh, máy chạy êm, tiết kiệm điện. Ứng dụng vào giảng dạy và học tập môn lý thuyết và thực hành thiết bị may cho các hệ Cao đẳng Cơ khí, hệ Cao đẳng nghề Sửa chữa thiết bị may công nghiệp.
- “Trạm tay gắp kiểm tra và phân loại sản phẩm điều khiển bằng PLC S7-200” (KS. Từ Lê Chí Vinh – chủ trì) Ứng dụng vào giảng dạy và học tập môn Lập trình điều khiển PLC, PLC nâng cao, Hệ thống cơ điện tử cho các hệ Cao đẳng Điện – Điện tử, Cơ điện tử, hệ Cao đẳng nghề Điện công nghiệp.
- “Nghiên cứu và thi công mô hình thí nghiệm biến tần Siemens MM440” (ThS. Lê Việt Sô) Ứng dụng vào giảng dạy và học tập môn Trang bị điện, PLC nâng cao cho các hệ Cao đẳng Điện – Điện tử, hệ Cao đẳng nghề Điện công nghiệp.
- “Mô phỏng, chế tạo mô hình máy phay CNC 3 trục” (ThS. Hàn Ngọc Trung) Ứng dụng vào giảng dạy và học tập môn Công nghệ CNC cho hệ Cao đẳng Cơ khí
- “Mô hình SCADA dùng S7-1200” (ThS. Phạm Quốc Thiện – chủ trì) Ứng dụng vào giảng dạy và học tập môn Lập trình điều khiển PLC, PLC nâng cao cho các hệ Cao đẳng Điện – Điện tử, Cơ điện tử, hệ Cao đẳng nghề Điện công nghiệp.
- “Mô hình thang máy 4 tầng điều khiển bằng PLC S7-200” (ThS. Nguyễn Trung Hiển – chủ trì) Ứng dụng vào giảng dạy và học tập môn Lập trình điều khiển PLC, PLC nâng cao, Hệ thống cơ điện tử cho các hệ Cao đẳng Điện – Điện tử, Cơ điện tử, hệ Cao đẳng nghề Điện công nghiệp.
- “Mô hình robot SUMO” (ThS. Nguyễn Kim Tiền – chủ trì) đề tài có sự tham gia của 2 SV, ứng dụng vào giảng dạy các môn học Hệ thống cơ điện tử, Vi điều khiển – vi xử lý, Đo lường cảm biến, Thực tập mạch vi điều khiển, Lập trình điều khiển nâng cao… tiến tới tổ chức các cuộc thi đấu robot trong và ngoài trường
- “Kit thí nghiệm IoT” (ThS. Trần Tấn Khang – chủ trì) ứng dụng vào giảng dạy và học tập môn Công nghệ IoT
- “Bộ điều khiển nhà thông minh” (ThS. Trần Tấn Khang – chủ trì) ứng dụng giảng dạy và học tập môn lập trình diều khiển nâng cao và Công nghệ IoT.
- “Mô hình máy tiện CNC” (ThS. Ngô Xuân Phú – chủ trì) ứng dụng giảng dạy và học tập môn Công nghệ CNC.
- “Bộ thực hành điện – khí nén (ThS. Lữ Thái Hòa – chủ trì) ứng dụng ứng dụng giảng dạy và học tập môn Điện – khí nén.
- Thiết kế và thi công mô hình động cơ phun xăng điện tử 1NZ-FE (Võ Xuân Phúc – chủ trì) ứng dụng ứng dụng giảng dạy và học tập môn Động cơ xăng.
- Thiết kế và thi công mô hình động cơ Diesel sử dụng bơm cao áp VE (ThS. Nguyễn Lê Khương Duy – chủ trì) ứng dụng ứng dụng giảng dạy và học tập môn Động cơ Diesel.