KHOA CÔNG NGHỆ MAY – THỜI TRANG
A. GIỚI THIỆU KHOA CÔNG NGHỆ MAY – THỜI TRANG
Khoa Công nghệ dệt may – Thời trang Trường Cao Đẳng Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (tên cũ: Trường Cao Đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh) được thành lập trên cơ sở Ban nghề may của trường Công nhân Kỹ thuật may Thủ Đức từ năm 1978. Nhiệm vụ chính của khoa là thực hiện hoạt động giảng dạy trình độ Cao đẳng ngành công nghệ may, Thiết kế thời trang, May thời trang nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may, thời trang.
Khoa Công nghệ may – Thời trang quản lý 2 bộ môn: Công nghệ may và Công nghệ thời trang với số lượng cán bộ, giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm, nhân viên là 21 người, trong đó: 1 Tiến sĩ; 19 Thạc sĩ, và 1 Kỹ thuật viên. Hiện nay khoa đã thiết kế hoàn chỉnh các chương trình đào tạo ngành các ngành cho bậc đào tạo Cao đẳng với thời lượng 70% học thực hành, 30% lý thuyết. Hàng năm khoa luôn cập nhật kiến thức mới, điều chỉnh bổ sung nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tế sản xuất tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận được những công nghệ mới, những mô hình sản xuất hiện đại với ứng dụng công nghệ số ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh các bậc đào tạo chính qui Khoa đã xây dựng và tổ chức đào tạo các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành may cho cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp như: Giám đốc nhà máy, quản đốc phân xưởng, Quản trị chất lượng; Tổ trưởng – Chuyền trưởng, Kỹ thuật chuyền, Kiểm tra chất lượng sản phẩm sợi, dệt, may (KCS), Thiết kế mẫu, Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức nguyên phụ liệu, Thiết kế – Nhảy size – Giác sơ đồ trên máy tính, Merchandiser và tổ chức thi nâng bậc thợ ngành may và ngành sợi dệt. Song song đó khoa còn đào tạo các chuyên đề như: Thiết kế trang phục trên phần mềm Gerber; Thiết kế thời trang 3D; Thiết kế rập thời trang; Kỹ năng sáng tác mẫu thời trang….
(Tập thể khoa Công nghệ may thời trang)
Trên 45 năm hình thành và phát triển với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cùng với bộ giáo trình chuyên ngành và hệ thống xưởng thực hành đầy đủ thiết bị luôn bổ sung và cập nhật công nghệ hiện đại, kiến thức mới từ thực tế sản xuất. Hàng năm khoa đào tạo trên dưới 1000 lao động cung cấp cho xã hội và sinh viên sau khi ra trường hầu hết làm việc tại các doanh nghiệp dệt may trên cả nước được các nhà sử dụng lao động đánh giá rất cao về kiến thức và kỹ năng nghề.
Các thế hệ Học sinh, Sinh viên ra trường luôn được các Công ty may, các Cơ sở Thời trang lớn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đón nhận và sau một thời gian họ giữ những chức vụ quan trọng trong công ty như Giám đốc, phó Giám đốc, Trưởng phòng…ngoài ra còn có rất nhiều Học sinh, Sinh viên của khoa đạt giải cao trong cuộc thi Vietnam collection Gand – prix như: Vũ Hoàng Anh, Nguyễn Minh Châu, Lê Lê Nguyễn Đăng Khoa, Phạm Thị Bích Hà…
Bên cạnh đó còn có nhiều Học sinh, Sinh viên đạt giải cao trong hội thi tay nghề trẻ do Bộ Công Thương và Sở LĐTBXH tổ chức như Võ Thị Giang, Lê Huyền Ngọc, Nguyễn Văn Tần …
Khoa tổ chức huấn luyện Học sinh, Sinh viên dự thi tay nghề cấp thành phố (đạt 01 giải nhất, 01 giải nhì), cấp Quốc gia (01 giải nhất, 01 Khuyến khích), và cấp ASEAN (01 giấy chứng nhận), 01 sinh viên đạt giải bạc trong cuộc thi Giỏi nghề do Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức năm 2015. Đặc biệt năm 2016 khoa tổ chức huấn luyện Học sinh, Sinh viên dự thi tay nghề cấp quốc gia đạt 01 giải nhất (Vũ Thị Kim Tuyết), 01 giải ba (Vũ Thị Kim Chi). Sinh viên Vũ Thị Kim Tuyết được chọn để tham gia thi ASEAN lần thứ 11 tổ chức tại Malaysia.
Song song với sự đầu tư về chất lượng, Khoa còn có những bước đi đầy mới mẽ mang hơi thở hội nhập với thời trang thế giới, giảng viên được cử đi thực tế tại các doanh nghiệp để cập nhật thêm kiến thức mới nhằm chuyển tải vào giáo trình giảng dạy và mở một số chuyền đề ngắn hạn như: Kỹ năng sáng tác mẫu thời trang, Nhà thiết kế trẻ, Nghệ thuật trang điểm, marketing và thiết kế quảng cáo, nghệ thuật minh hoạ, ngôn ngữ tiếp thị trong thiết kế… nhằm tạo điều kiện để các bạn sinh viên học tập cũng như trau dồi, bổ sung thêm những kỹ năng cần thiết đồng thời khoa còn tổ chức các sự kiện thời trang chào mừng các ngày lễ lớn, Gala thời trang, Fascen Collection..tạo ra những sân chơi bổ ích và thiết thực cho các bạn Học sinh – Sinh viên.
Ngoài việc trang bị kiến thức cơ bản cho Học sinh, Sinh viên, Khoa cũng chú trọng đến việc thực hành nghề và thực tập tại doanh nghiệp cung cấp kiến thức thực tế cho các Sinh viên. Khoa thường xuyên liên hệ cho sinh viên thực tập tại các công ty, doanh nghiệp thời trang có uy tín như Tổng Công ty cổ phần May Việt Thắng, Công ty cổ phần May Phương Đông, Công ty cổ phần May Nhà Bè…
Với thế mạnh là khoa đào tạo chuyên ngành duy nhất trong lĩnh vực dệt may, các ngành đào tạo của khoa Công nghệ dệt may – thời trang là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi định hướng nghề nghiệp cho mình trong tương lai. Để ghi nhận những cống hiến, nỗ lực không ngừng trong công tác giảng dạy và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, từ năm học 2010 – 2021 đến nay tập thể khoa đã được nhà trường khen tặng danh hiệu tấp thể lao động xuất sắc, 2 lần được tuyên dương khoa đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2010 – 2015; 2015 – 2020 và nhiều bằng khen cấp trên:
– Bằng khen Thủ Tướng Chính Phủ năm 2010
– Bằng khen Bộ Công Thương năm 2010
– Bằng khen Tập Đoàn Dệt May Việt Nam năm 2011
– Huân chương lao động hạng 3 năm 2014
– Bằng khen Bộ Công Thương năm 2016
– Bằng khen UBQLVNN tại doanh nghiệp năm 2020
Năm học 2014 – 2015 có 02 giảng viên của khoa đạt giải cao tại “Hội giảng sáng tạo” cấp trường (trong đó có 01 giải nhất và 01 giải ba) khoa còn nhận được giải nhất tập thể cấp trường và 02 giảng viên đạt giải (01 giải nhì và 01 giải khuyến khích) trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi cấp Thành Phố” năm học 2014-2015, và có nhiều phần thường cao quí như:
– Giải nhất Hội thi “Thầy dạy tốt, trò học tốt” năm học 2010-2011
– Giải nhất Hội thi Giảng dạy sáng tạo năm học 2011-2012
– Tập thể lao động xuất sắc trong các năm học 2012-2013, năm học 2013-2014, năm học 2014-2015, năm học 2015- 2016, năm học 2016- 2017, năm học 2017- 2018, năm học 2018- 2019, năm học 2019- 2020.
– 01 giảng viên đạt giải nhất Hội thi Giảng dạy sáng tạo năm học 2017-2018
– Tập thể lao động xuất sắc năm học 2016-2017
Ngoài ra khoa Thiết kế thời trang còn cử học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi giỏi nghề cấp thành phố, cấp quốc gia và Asean như sau:
+ 02 giải nhất cấp thành phố năm học 2017-2018; 2021-2022
+ 01 giải ba cấp giỏi nghề quốc gia năm 2018
+ 02 giải nhất và 01 giải ba cấp thành phố, 01 giải khuyến khích và 01 chứng chỉ giỏi nghề quốc gia năm học 2019-2020
+ Tham gia sinh viên thi giỏi nghề do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, đạt 01 giải nhất nghề Cắt may năm 2020, năm 2023
+ 01 giải ba cấp giỏi nghề cấp quốc gia năm 2020..
1. Chức năng
1. Quản lý giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học thuộc khoa theo phân công của Hiệu trưởng;
2. Quản lý các ngành, nghề đào tạo sau đây:
a. Công nghệ may
b. Công nghệ sợi, dệ
c. Thiết kế thời tran
d. May thời trang
e. Chăm sóc sắc đẹp
2. Nhiệm vụ
Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm của trường theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm:
– Xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa, bộ môn mình quản lý hoặc do Hiệu trưởng giao.
– Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô đun, tín chỉ liên quan, bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học, mô đun, tín chỉ của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo.
– Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của nhà trường; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.
– Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
– Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
– Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa;
– Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; ngành, nghề đào tạo và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo;
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động thuộc khoa;
– Tổ chức đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong khoa, bộ môn và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của nhà trường;
– Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của Hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo của khoa;
– Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng;
– Đề xuất giải pháp để phát triển khoa, trường;
– Quản lý về chuyên môn và đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ học thuật thuộc khoa.
B. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Định hướng phát triển trong thời gian tới của khoa là chú trọng vào đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề cao để phục vụ cho các công ty thời trang, các doanh nghiệp may, spa, salon,… cho xã hội. Nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc đẩy mạnh các chương trình tiếp cận thực tế, tăng cường giao lưu, hợp tác chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm mở rộng qui mô, lĩnh vực đào tạo, góp phần tạo ra một đội ngủ trẻ chuyên nghiệp để dần dần kế tục sự nghiệp mà những người đi trước tạo bước đột phá để ngành Công nghệ may, ngành thời trang, ngành Chăm sóc sắc đẹp đạt được mục tiêu lớn trong chặn đường mới.
– Xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến thức sâu rộng, trình độ chuyên môn cao.
– Xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội
– Xây dựng môi trường học thuật đề cao tính tự nghiên cứu, sáng tạo và hiệu quả.
– Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng, doanh nghiệp trong và ngoài nước
– Đẩy mạnh công tác hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, thực hiện chuyển giao công nghệ và hội nhập trong thời gian sắp tới.
C. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.
1. ĐÀO TẠO CHÍNH QUI CÁC BẬC:
– Cao đẳng ngành
– Thiết kế Thời trang
– Công nghệ may
– Công nghệ sợi dệt
– Trung cấp May thời trang
2. ĐÀO TẠO NGẮN HẠN:
STT | Chuyên đề |
1 | Công nghệ sản xuất và Kiểm tra chất lượng vải |
2 | Kiểm tra chất lượng sản phẩm |
3 | Kỹ thuật chuyền |
4 | Kiểm soát chất lượng chuyền may |
5 | Quản lý đơn hàng |
6 | Quản lý sản xuất ngành may |
7 | Quản lý thao tác |
8 | Quản trị chất lượng |
9 | Tổ trưởng – Chuyền trưởng |
10 | Kỹ thuật may |
11 | Thiết kế nhảy size, giác sơ đồ |
12 | Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất ngành may |
13 | Thiết kế trang phục trên phần mềm Gerber |
14 | Công nghệ thiết kế 3D nâng cao |
15 | Thiết kế thời trang 3D |
16 | Thiết kế áo sơ mi |
17 | Thiết kế quần âu |
18 | Thiết kế áo dài |
19 | Thiết kế váy – đầm |
20 | Thiết kế rập thời trang |
21 | Kỹ năng sáng tác mẫu thời trang |
D. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – BÀI VIẾT
1. “Ứng dụng mô hình đào tạo kép vào việc đào tạo sinh viên hệ cao đẳng Công nghệ sợi dệt tại trường CĐKTK- KT Vinatex TP.HCM”
2. “Giải pháp nâng cao tính chủ động tích cực của HSSV trong việc tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện tay nghề”
3. “Ứng dụng cữ gá lắp, phom rập cải tiến vào học phần kỹ thuật may I”
4. “Xây dựng sổ tay người chuyền trưởng trong dây chuyền may”
5. “Khảo sát thực tiễn sản xuất, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy học phần Chuẩn bị sản xuất về công nghệ tại Trường CĐ Kinh Tế – Kỹ Thuật Vinatex Tp.HCM”
6. “Cải tiến Phương pháp giảng dạy môn chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ”.
7. “Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng SV sau khi tốt nghiệp làm việc trái ngành nghề”.
8. “Hiệu quả của mô hình đào tạo kép ngành công nghệ sợi dệt”
9. “Xây dựng phòng học chuyên môn cho công tác chuẩn bị sản xuất ngành may” và “Thực hiện 5S tại xưởng may 7 và 8”
10. “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến tính chất cơ lý của khăn tre pha bông”;
11. “Nghiên cứu ứng dụng đường may vắt vào tà áo dài đồng phục HS”;
12. “Sự thay đổi độ co của vải polyeste sau khi xử lý kiềm”;
13. “Ứng dụng CHITOSAN Việt nam trong việc nâng cao khả năng nhuộm màu của vải bông”;
14. “Cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ”
15. “ Xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu ngành công nghệ dệt”
16. Đề tài đã được hội đồng trường nghiệm thu: “ Cải tiến phương pháp thiết kế và lắp ráp áo veston”
17. Đề tài đã được hội đồng trường nghiệm thu: “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học môn TKTPI”
18. Đề tài đã được hội đồng trường nghiệm thu: “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp trang trí tạo nên sự đa dạng trên trang phục nữ (lứa tuổi 25- 30) phù hợp với một số vóc dáng cơ thể”
19. Đề tài đã được hội đồng trường duyệt đề cương
+ Nghiên cứu xây dựng môn học “Pattern Draping” theo công nghệ Nhật Bản
+ Khảo sát các phương pháp trang trí và ứng dụng trên trang phục nữ theo từng lứa tuổi
20. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng môn học Pattern Draping” theo công nghệ Nhật Bản đã được hội đồng nghiệm thu đạt loại khá
21. Đề tài “Khảo sát các phương pháp trang trí và ứng dụng trên trang phục nữ theo từng lứa tuổi” được hội đồng nghiệm thu đạt loại khá
22. Đề tài “Xây dựng giáo trình Thiết kế trang phục I theo hướng công nghiệp để giảng dạy tại trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex Tp. Hồ Chí Minh” được hội đồng nghiệm thu đạt loại khá
23. Đăng ký 1 đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng bộ rập chuẩn áo đầm nữ tuổi 25 đến 30 theo phương pháp thiết kế Pattern Magic”
E. TỔ CHỨC NHÂN SỰ KHOA CÔNG NGHỆ MAY – THỜI TRANG
– Phụ trách khoa: Ths. Ninh Thi Vân
– Phó Trưởng khoa: Ths. Nguyễn Thanh Yến Xuân
1. Bộ môn Kỹ thuật may:
STT | HỌ VÀ TÊN | HỌC HÀM/HỌC VỊ | CHỨC VỤ/CHỨC DANH |
1 | Nguyễn Trần Thị Diễm Hiền | Thạc sĩ | Giảng viên, Trưởng bộ môn |
2 | Trương Thị Dịu | Thạc sĩ | Giảng viên kiêm nhiệm |
3 | Trương Ngọc Lan | Thạc sĩ | Giảng viên |
4 | Nguyễn Thị Thanh Phúc | Thạc sĩ | Giảng viên kiêm nhiệm |
5 | Trương Thị Thúy Lan | Thạc sĩ | Giảng viên kiêm nhiệm |
6 | Lê Hoàng Phượng | Thạc sĩ | Giảng viên kiêm nhiệm |
7 | Nguyễn Thị Diễm Châu | Thạc sĩ | Giảng viên |
8 | Nguyễn Ngọc Hiển | Thạc sĩ | Hiệu trưởng; Giảng viên kiêm nhiệm |
9 | Đinh Thị Thu Thủy | Thạc sĩ | Giảng viên |
10 | Lê Hoàng Thanh | Thạc sĩ | Giảng viên |
11 | Đào Thị Hồng Vân | Thạc sĩ | Giảng viên Kiêm nhiệm |
2. Bộ môn Công nghệ thời trang:
STT | HỌ VÀ TÊN | HỌC HÀM/HỌC VỊ | CHỨC VỤ/CHỨC DANH |
1 | Nguyễn Thanh Yến Xuân | Thạc sĩ | Phó Trưởng khoa, Trưởng bộ môn |
2 | Vũ Văn Đang | Thạc sĩ | Trưởng khoa Cơ sở 2 |
3 | Phan Thị Hải Vân | Tiến sĩ |
Phó Hiệu Trưởng Giảng viên kiêm nhiệm |
4 | Nguyễn Thị Thanh Liễu | Thạc sĩ | Giảng Viên |
5 | Lữ Thị Thoa | Thạc sĩ | Giảng viên |
6 | Ninh Thị Vân | Thạc sĩ | Phụ trách khoa |
7 | Phạm Thị Mai Xuân | Thạc sĩ | Giảng viên |